Nguyên lý hoạt động của quy trình công nghệ Sơn tĩnh điện:
Dây chuyền sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động. Các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn. Buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến. Máy nén khí ,máy tách ẩm khí nén . Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.
– Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện bao gồm thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau.
Sơn tĩnh điện được sử dụng vì mục đích thương mại đối với rất nhiều sản phẩm kim loại. Từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình, bao gồm những bộ đồ gá đèn chiếu sáng, vỏ thiết bị, các thiết bị ngoài trời, các kệ giá, khung cửa sỏ,…
– Lớp phủ được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện. Nhờ phương pháp tĩnh điện lên bề mặt của chi tiết. Sau đó đem nung nóng, khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt.
– Sơn tĩnh điện thường được áp dụng khi sơn một lớp. Và đang ngày càng phổ biến. Vì đây là một công nghệ tạo lớp phủ bề mặt tạo ra phát thải ít hơn so với các công nghệ khác.
Xu hướng này xuất phát từ nguyên nhân chi phí tăng lên. Thời gian sản xuất kéo dài của các công nghệ khác. Cộng với các quy định luật phát về vấn đề môi trường ngày càng khắt khe.
Ưu thế chính của phương pháp sơn tĩnh điện là không dùng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Vì thế mà không cần đến các thiết bị phân hủy VOC tốn kém như lò thiêu hoặc các thiết bị hấp thụ carbon.
– Hiệu quả của các hệ thống phun bột cao hơn nhiều so với phun dung môi hoặc nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết có thể được thu hồi và tái sử dụng.
So với các kỹ thuật phun ướt, phun tĩnh điện đạt được độ bao phủ lớn hơn. Vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết không trực diện với súng phun.
Trước khi phun bột, bề mặt chi tiết cần phải được làm sạch, sấy khô. Và cải thiện chất lượng bề mặt. Việc cải thiện chất lượng bề mặt có thể được thực hiện bằng cách rửa hay súc axit. Các phương pháp gia công đặc biệt trước khi sơn. Bao gồm làm sạch bằng dung môi chuyên dụng, bằng các chất mài mòn, hay bằng hóa chất pha loãng.
Việc làm bề mặt có ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ sơn tĩnh điện hơn nhiều so với mạ điện. Vì trong quy trình sơn sẽ không có thêm một bước làm sạch nào khác.