Thi công sơn epoxy cho sàn nền nhà xưởng hiện nay đã không quá xa lạ trước tình hình hội nhập của nước. Tuy nhiên, trước khi thi công sơn epoxy doanh nghiệp cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy.
Ở đây, Tổng kho sơn sẽ giúp bạn hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy cho sàn, nền nhà xưởng để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
1. SƠN EPOXY LÀ GÌ?
Là sản phẩm sơn nền, sơn sàn nhà xưởng gồm 2 thành phần: phần đóng rắn và phần sơn đã được đóng gói theo tỉ lệ định sẵn của nhà sản xuất.
2. PHÂN LOẠI SƠN EPOXY
Hiện nay, sơn Epoxy được chia làm 3 loại chính:
Sơn epoxy gốc nước
Sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy không dung môi
Nhà xưởng được thi công sơn epoxy
3. NHỮNG LỢI ÍCH KHI THI CÔNG SƠN EPOXY CHO SÀN, NỀN NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT
Gia cố bề mặt sàn bê tông: đối với quy trình thi công sơn epoxy đạt chuẩn sẽ tạo một lớp liền mạch trên bề mặt giúp bảo vệ nền bê tông khỏi các hóa chất, va chạm trong quá trình hoạt động của xưởng.
Tăng độ bền của sàn: với khả năng chịu lực tốt, độ kháng mài mòn cao, độ bền cao
Tăng tính thẩm mỹ: mang lại bề mặt sáng bóng, liền mạch, bằng phẳng
Dễ lau chùi, vệ sinh, kháng nấm mốc và bụi bẩn
Nhiều dòng sơn đa dạng hỗ trợ tốt cho từng loại nhà xưởng: sơn epoxy chống tĩnh điện dành cho các xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao. Sơn epoxy tự cân bằng đáp ứng tiêu chuẩn GMP hỗ trợ kháng khuẩn và nấm móc dùng trong bệnh viện, nhà máy dược, xưởng thực phẩm.
4. NHỮNG BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN EPOXY
Chất lượng nền bê tông ảnh hưởng rất nhiều đến việc thi công sơn epoxy, hãy kiểm tra những tiêu chí dưới đây trước khi thực hiện việc thi công:
Bê tông thương phẩm mác bê tông từ 250
Nền nhà xưởng phải có các khe dãn nở bê tông
Thực hiện chống thấm ngược trước khi đổ bê tông nền
Lấy cốt sàn chuẩn, dùng máy xoa nền làm phẳng bề mặt sàn bê tông, sau khi nền đã phẳng mới tiến hành thi công sơn epoxy.
5. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN SÀN EPOXY CHO SÀN NỀN NHÀ XƯỞNG
Để có một công trình sàn nền nhà xưởng hoàn hảo, cần thực hiện việc thi công sơn epoxy theo một quy trình nhất định. Không những đảm bảo tính thẩm mỹ, thời gian thi công mà cả độ bền và chất lượng của sàn sau thi công cũng cần được quan tâm.
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn
Như đã nói ở trên, chất lượng nền bê tông quyết định rất nhiều đến thành phẩm vì vậy công đoạn đầu tiên chính là xử lý bề mặt sàn.
Vệ sinh bề mặt sàn bê tông
Sử dụng máy mài sàn công nghiệp có gắn đĩa mài kim cương để xử lý toàn bộ bề mặt sàn, loại bỏ các vị trí nền bê tông yếu, tạo nhám và chân bám cho bề mặt sàn.
Bước 2: Sơn lót epoxy
Tại bước này cần chú ý làm sạch toàn bộ bề mặt sàn bằng máy hút bụi trước khi thi công. Mục đích của việc thi công sơn lót epoxy là để giúp gia cố bề mặt sàn bê tông, tạo liên kết trung gian giữa sàn với lớp sơn epoxy.
Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp đầu tiên
Trộn hai thành phần (phần đóng rắn và phần sơn) lại bằng máy trộn, tùy thuộc vào phương pháp thi công mà ta lăn ruller hoặc phun đều lên bề mặt.
Bước 4: Thi công sơn epoxy lớp thứ hai
Sau khi thi công sơn lót epoxy ta chờ cho sơn khô và kiểm tra lại bề mặt sàn một lần nữa để chắc chắn không còn các khuyết tật trên bề mặt sàn trước khi thi công lớp thứ hai. Đây chính là lớp bề mặt vì vậy cần xử lý thật tỉ mỉ để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
Bước 5: Kiểm tra đánh giá và nghiệm thu công trình.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về sơn epoxy và quy trình thi công epoxy được những người thợ dày dặn kinh nghiệp tổng kết lại. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin trong mục Liên Hệ hoặc comment trực tiếp trong bài viết để được tư vấn miễn phí.